1 Góc nhìn đa chiều về CPM, CPC, CPA, CPI, CTR

1. Khái niệm về CPM

– CPM là cụm từ ngắn gọn viết tắt từ “Cost Per Mille” hay còn được gọi là Cost Per Thousand Impression. Bạn sẽ được nhà cung cấp trả tiền cho 1000 lượt hiển thị mẫu quảng cáo khi bạn tham gia Publisher

– Công việc và nhiệm vụ của bạn chỉ cần đặt quảng cáo, nhúng nó lên trang blog và phát triển hình thức, nội dung về các chủ đề mà bạn thích. Đa phần chủ đề mà mọi người hiện tại đang quan tâm thì mình có nhận định rằng các chủ đề về chia sẻ kiến thức, tài liệu, phần mềm, game hầu như ai cũng đang cần tìm kiếm. Vậy nếu bạn đam mê về CPM hãy thử sức mình xem sao… mình thấy đơn giản mà. Nếu là người mới, hãy tham khảo ≧◔◡◔≦ xem thêm qua bài viết người mới bắt đầu

– Ưu điểm về CPM : loại quảng cáo này đơn giản, dễ nhất trong các hình thức kiếm tiền, như ở bên trên mình đã giải thích rõ. Khi tham gia vào CPM hàng ngày bạn có thể vào trang quản trị theo dõi thống kê để biết xem nội dung mà bạn đã viết tới người khác họ có xem đọc nhiều không, dựa vào đó bạn có thể cải thiện bài viết của mình sao cho bạn đọc họ cảm thấy thích thú khi dừng chân tại blog của bạn

CPM hầu hết đều có thể đặt trên mọi loại blog và website. Vì vậy, bất cứ chủ đề gì và nội dung gì bạn đều có thể sử dụng loại quảng cáo CPM để kiếm tiền. Tuy nhiên trước khi tham gia bạn đọc điều khoản của nhà cung cấp mà bạn tham gia nhé. Nhiều nhà cung cấp họ cấm 1 viết về nội dung đồi trụy, hoặc bạo lực, nội dung gây sock … phân biệt chủng tộc, vi phạm bản quyền hoặc thương hiệu chẳng hạn, còn lại các chủ đề khác đều chấp nhận hết

Nếu như blog của bạn chia sẻ kiến thức, truyền đạt nội dung hay có nhiều người xem thì đây là một loại quảng cáo rất thích hợp và có thể nói là nguồn thu nhập rất ổn định. Dân gian có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim” và hơn nữa là khi tham gia kiếm tiền online bạn nên có định hướng, tư duy, có góc nhìn đứng đắn về MMO, tham gia hoặc tìm các bài viết nói về kiếm tiền trên mạng, xem họ chia sẻ kiến thức như thế nào … Nếu bạn thấy hữu ích có thể hàng ngày theo dõi các trang mà bạn thích. Mách cho bạn 1 blog này… à đâu không có gì khó tìm cả ngay tại đây và chính vinavisit.com này không còn ai khác. Các bạn hàng ngày theo dõi và ủng hộ mình nhé. Từ ngày viết blog cho đến nay cũng khá lâu rồi và dĩ nhiên sở thích của mình là vậy. Tiếp tục về câu chuyện về CPM

– Nhược điểm của CPM: do là 1 hình thức trả tiền theo số lượt hiển thị, nên nếu blog của bạn có nội dung không hay, chữ to chữ bé, lòe loẹt, nội dung không có ý nghĩa và tất nhiên như vậy cũng sẽ không có khả thi khi tham gia CPM. Ngoài ra, một số hệ thống của nhà cung quảng cáo còn yêu cầu hàng ngày hoặc mỗi 1 tháng bạn phải có tối thiểu bao nhiêu người truy cập hoặc bao nhiêu lượt xem trang (page view) thì họ mới chấp nhận cho bạn tham gia add thêm website vào hệ thống của họ. Cho nên, dễ hiểu và đơn giản nếu bạn có ít người truy cập và bài viết không có gì thú vị thì không phải lúc nào bạn cũng tham gia được với hình thức quảng cáo này. Bạn có thể tham gia hình thức khác thay thế.

2. Định nghĩa về CPC

– CPC viết tắt của cụm từ Cost Per Click. “CPC” hay còn được gọi là PPC (Pay Per Click). Đây là 1 hình thức hệ thống nhà cung cấp quảng cáo sẽ trả tiền cho bạn khi có mỗi cú click chuột xuất phát từ người theo dõi. Công việc và nhiệm vụ bây giờ của bạn không còn đơn thuần là đặt quảng cáo và chờ nó hiển thị 1000 lượt để kiếm tiền như CPM nữa, mà bạn phải bỏ công sức tối ưu bài viết, gây dựng nội dung sao cho hữu ích, phù hợp thì người đọc họ cảm thấy hấp dẫn và lúc đó muốn gì họ cũng sẽ ủng hộ bạn thôi, 1 khi họ đã thích thì việc họ tương tác hoặc click vào những gì mà bạn chia sẻ đặt lên trang quả là điều đơn giản phải không nào ≧◔◡◔≦

Để người đọc tương tác thì không phải là một việc đơn giản. Bạn cần phải có nội dung phù hợp , hữu ích hài hòa với nội dung kèm theo quảng cáo bạn cần phải có vị trí đặt quảng cáo, kích thước thích hợp thì mới có được nhiều sự tương tác từ người đọc. Nói chung là thành quả của bạn hoàn toàn xứng đáng khi bạn làm người đọc hài lòng vì những bạn chia sẻ, bài viết ý nghĩa cũng sẽ phải bỏ nhiều thời gian và công sức hơn nếu muốn kiếm tiền từ CPC. Các bạn ạ, cuộc sống là cho đi mới có nhận lại, nếu bạn thấy blog chia sẻ hay bạn cũng nên tạo 1 thói quen là tương tác với các bài viết và ngược lại giá trị của bài viết sẽ làm bạn thay đổi. Về sau này, khi bạn đọc xong bài viết và có thể 1 ngày nào đó đẹp trời bạn lại có giấc mơ nào đấy vô hình gắn bó với chính công việc này thì sao @@. Quên mất, tiếp theo mình sẽ nói đến phần ưu điểm về CPC

– Ưu điểm: dễ tham gia. Hầu như các hệ thống quảng cáo không yêu cầu mức traffic của bạn. Traffic ở đây được hiểu nôm na như các chỉ số lượt người vào web của bạn và tần xuất truy cập. Tuy nhiên cũng có 1 số nhà cung cấp khó tính và kiêu hãnh họ bắt bạn phải có chỉ số traffic cao mới cho phép tham gia CPC. Lúc này bạn có thể tìm nhà cung cấp khác chẳng hạn. Cho dù là một website hay blog mới thành lập hay là đã lâu năm, bạn đều có thể tham gia hệ thống quảng cáo này.

Khi đó, thu nhập của bạn sẽ không còn phụ thuộc vào số lượng, chỉ số người xem nữa, mà nó sẽ phụ thuộc vào tần số click và chất lượng bài viết của bạn có giá trị không ? Có thể blog hay trang web của bạn có ít lượt người xem hơn trang khác, nhưng bạn biết cách tối ưu hóa ,trau chuốt nội dung kết hợp với việc chèn / đặt quảng cáo hài hòa để được người xem họ kích thích và click nhiều hơn thì việc thu nhập của bạn sẽ xẩy ra ở vị trí cao hơn so với blog kia. Kết cục có thành công với việc chơi CPC hay không, nó đòi hỏi bạn phải bỏ ra công sức, có góc nhìn tổng quát làm sao nó hơn các nội dung các trang web khác. Như thế  việc kiếm tiền nó sẽ dễ hơn và giúp bạn có động lực thay đổi về cách viết bài sao cho hợp lý và tính tế

– Nhược điểm: cần phải có sự tương tác nhấp chuột mới có được hoa hồng. Bạn cần tối ưu hóa nội dung về chủ đề cũng như đặt quảng cáo sao cho phù hợp, còn bạn kiếm được bao nhiêu money thì việc này do chất xám của bạn quyết định được thôi. Một khi bạn làm được 1 điều gì như chia sẻ kiến thức hữu ích tới bạn đọc, thì nhất định nhiều người sẽ không phụ công bạn đâu. Lấy ví dụ nhé : có thể bạn viết blog nhưng kết hợp bán thêm hàng online, thay vì người ta thấy bạn viết hay, họ sẽ cảm thấy mến bạn và nhất định họ sẽ ủng hộ hoặc mua sản phẩm cho bạn với bất kỳ lý do nào mà họ muốn. Mấu chốt CPC là  1 hình thức quảng cáo cần nhiều chất xám và để so sánh thì CPM hiệu quả hơn… sự so sánh này đây chỉ là theo ý kiến bản thân mình chia sẻ cho bạn đọc, chứ còn CPC và CPM chúng ta có thể kết hợp lại tạo nên 1 phép màu nếu như bạn có nhiều sự đam mê

3. Cùng nhau tìm hiểu về CPA

– CPA viết tắt của cụm từ Cost Per Action, dịch ra có nghĩa là bạn được trả tiền cho mỗi hành động vd như 1 hành động xem quảng cáo thấy sản phẩm hay, bạn thích bạn chọn mua và như thế đó là 1 hành động
– CPA hay còn được gọi với các tên biến thể khác như: CPL (Cost per Lead) hay CPS (Cost Per Sales). Đây là 1 loại hình quảng cáo có sự yêu cầu cao nhất trong các loại hình, bù lại bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn như thực hiện tốt. Đúng như cái tên gọi của nó : Cost per Action – Cốt per ách sừn – nghe hay nhờ :)) nó không chỉ quảng cáo hiển thị như cái CPM, không chỉ click là có hoa hồng như CPC, mà là CPA đòi hỏi người dùng phải nhấp chuột vào quảng cáo và thực hiện một hoặc vài thao tác như là 1 số hành động và tiếp theo mua sản phẩm hoặc điền thông tin vào biểu mẫu mới có money @@. Các hành động này sẽ do nhà cung cấp quảng cáo quy định. Đơn giản nhất là 1 việc điền vào biểu mẫu để đăng ký tài khoản thành viên tham gia vào 1 website,  hoặc đăng ký email để nhận bản tin khi có sự  giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ nào đó, tham gia trả lời các survey, khảo sát và cho ý kiến cảm nhận hay như là trải nghiệm khi dùng thử 1 một sản phẩm đó ra sao, v.v.. cho đến mức cao nhất đó là người dùng phải dùng tiền để để mua một sản phẩm hoặc 1 cái gì đó qua cái quảng cáo đó thì bạn sẽ được hoa hồng. Lúc này, như này đây và bạn đang đóng vai có thể gọi bạn như là một đại lý bán hàng online hoặc kiểu như là người giới thiệu sản phẩm cho các nhà quảng cáo.

– Ưu điểm: CPA Kiếm được nhiều tiền nhất. Vì nó phải đạt 3 tiêu chuẩn: nhấp chuột, điền vào biểu mẫu, mua hàng hoặc tham gia, gia nhập cái mà họ đang muốn bạn hướng tới. CPA cũng đa phần không yêu cầu blog của bạn có nhiều người xem, đọc hay không, chúng cũng không phụ thuộc vào người dùng nhấp chuột vào nhiều hay ít, mà lý do CPA sinh ra là chúng phụ thuộc vào hành động cuối cùng của người đọc

Có thể  website người khác có nhiều người xem hơn website bạn, người đọc của họ nhấp chuột vào quảng cáo nhiều hơn bạn, nhưng người đọc đấy họ không thực hiện “Action” cuối cùng mà nhà quảng cáo đề ra yêu cầu thì như vậy chắc chắn bạn làm tốt nhiệm vụ chia sẻ kiến thức hay truyền đạt 1 nội dung trên blog của bạn làm khách truy cập họ đọc và cảm thấy hay hữu ích thì tất nhiên họ đã thích rồi thì việc họ làm như là click này, mua hàng này, tham gia cái mà quảng cáo hướng tới này. Điều này là tất nhiên xay ra thôi, vì họ mến bạn. Có vậy à

– Nhược điểm: thực ra mà nói không phải là CPA khó kiếm tiền nhất đâu. Do bạn là chính và cũng phải do người đọc họ có nhu cầu mua sắm thì việc họ mới làm các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Có thể họ chỉ nhấp vào quảng cáo để xem , nếu thấy hữu ích thì họ sẽ đọc, còn không họ sẽ không quan tâm mấy và thoát ra. Nói tóm lại tổng kết ở đây là “Điều khó nhất là bạn phải làm thế nào để người đọc chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu” . Các bạn à sau khi đã biết qua các hình thức quảng cáo cơ bản bên trên, theo bạn thì bạn sẽ chọn loại nào cho blog hay website của mình?

Câu hỏi này khó có thể trả lời một cách chắc chắn và đúng đắn nhất là bạn sẽ lựa chọn loại quảng cáo nào vì nó còn phụ thuộc vào loại chủ đề mà bạn viết, nội dung và chất lượng bài viết ra sao, đối tượng và lượng người đọc mà bạn đang hướng tới họ có thích và thấy thú vị sau khoảng thời gian theo dõi bài bạn viết không ?

Tốt nhất vấn đề nan giải ở đây, bạn nên kết hợp hài hòa tất cả các loại hình quảng cáo bên trên để tối đa và đơn giản hóa thu nhập money cho blog của bạn. Mỗi hình thức trên đều và có những ưu và khuyết nhược điểm riêng. Do vậy nếu bạn biết cách và làm sao cho chúng nó được kết hợp với nhau hài hòa và tinh tế thì sẽ hợp lại và bổ sung cho nhau như vậy sẽ giúp cho bạn có thu nhập bền vững. Tuy vậy, việc bạn thích hoặc bạn muốn xây dựng hình ảnh quảng cáo hay ưu tiên cho hình thức nào thì nhất định bạn phải tập trung phát triển cho hình thức đó lại là một việc cần nên làm theo thời gian. Hay nói 1 cách khác chính xác đó là mô hình trong kinh doanh, người ta gọi đó là 1 việc tập trung phát triển những gì tiềm năng mà bạn đang có.

4.  CPI và khái niệm tổng quát

CPI là 1 cụm từ viết tắt của “Cost-Per-Install” diễn giải ra đây là chi phí mà nhà cung cấp quảng cáo trả tiền cho bạn mỗi khi có ai đó nhấp qua quảng cáo và tải ứng dụng cài đặt mà họ đang hướng tới qua mẫu quảng cáo . Hay nói cách khác nó còn được gọi là chi phí mỗi lần mà nhà cung cấp nhận của bên đối tác khác họ sẽ trả hoa hồng cho bạn khi có ai đó chính là khách truy cập vào website của bạn và họ đi tới quảng cáo > họ tải về. Đây là một mô hình thanh toán quảng cáo phổ biến được sử dụng bởi các nhà phát triển ứng dụng, phần mềm. Mức độ phổ biến của nó bắt nguồn từ CPI yêu cầu các nhà phát triển chỉ trả tiền mỗi khi có người dùng tải xuống ứng dụng được quảng cáo qua mẫu quảng cáo của họ. Với suy nghĩ này, các chiến dịch CPI có xu hướng mang lại cho các công ty ứng dụng phần mềm có được ngân sách tiếp thị ít đi, lợi ích tốt nhất cho quảng cáo của họ

5.  CTR và nhiệm vụ của nó

CTR là một thuật ngữ trong quảng cáo online được viết tắt của cụm từ Click Through Rate nó có nhiệm vu đo lường, tỷ lệ chuyển đổi % click chuột trên mỗi lần hiển thị quảng cáo. Trong bất kỳ hình thức quảng cáo online nào như Google Adwords, Facebook Ads, thì tỷ lệ này cực kỳ quan trọng mà các bạn chạy quảng cáo online cần phải quan tâm đến. Bởi vì sao ? khi mà CTR càng cao thì giá tiền quảng cáo mà bạn phải trả càng thấp. Các loại hình dịch vụ SEO từ khóa nói riêng thì chúng ta cần phải tối ưu tỷ lệ click chuột vào kết quả tìm kiếm trên chị Google và nó có 2 phần chính đó là: tối ưu tiêu đề bài viết “Title” và tối ưu hóa Description “phần mô tả của bài viết”

≧◔◡◔≦ Ngoài ra còn có 1 số thuật ngữ “C” khác nữa hãy cùng đón đọc tiếp ở phần sau. Cảm ơn bạn đã theo dõi

Comments are closed.